Sống chung với Viêm gan B 

Tôi có bình phục được sau khi bị nhiễm viêm gan B không?
Hầu hết người lớn khỏe mạnh mới bị nhiễm bệnh sẽ bình phục mà không có bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có khả năng loại bỏ thành công siêu vi khuẩn.

Người lớn – 90% người lớn khỏe mạnh sẽ loại bỏ được siêu vi khuẩn và bình phục mà không gặp bất kỳ vấn đề gì; 10% sẽ bị viêm gan B mạn tính.
Trẻ Nhỏ – Lên đến 50% trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi bị nhiễm bệnh sẽ bị nhiễm viêm gan B mạn tính.
Trẻ sơ sinh – 90% sẽ bị nhiễm bệnh mạn tính; chỉ 10% sẽ có khả năng loại bỏ siêu vi khuẩn.


Viêm gan B "cấp tính" và "mạn tính" khác nhau ở điểm gì?
Viêm gan B được xem là “cấp tính” trong suốt 6 tháng đầu tiên sau khi bị phơi nhiễm siêu vi khuẩn. Đây là khoảng thời gian trung bình cần để bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan B.

Nếu bạn vẫn dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B (HBsAg+) sau 6 tháng, bạn được xem là bị nhiễm viêm gan B "mạn tính", có thể kéo dài suốt đời.


Tôi có bị ốm không nếu tôi bị viêm gan B cấp tính?
Viêm gan B được xem là một "căn bệnh thầm lặng” vì nó thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Hầu hết mọi người cảm thấy khỏe mạnh và không biết họ đã bị nhiễm bệnh, có nghĩa là họ có thể vô tình lây siêu vi khuẩn sang người khác. Những người khác có thể có các triệu chứng nhẹ như sốt, mệt mỏi, đau khớp hoặc cơ, hoặc mất cảm giác thèm ăn mà dễ bị nhầm lẫn với cúm.

Các triệu chứng ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn bao gồm buồn nôn và nôn mửa, vàng mắt và da (gọi là “vàng da”), và sưng dạ dày - các triệu chứng này cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và có thể cần nhập viện.


Làm thế nào tôi biết được khi nào tôi đã bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan B "cấp tính"?
Sau khi bác sĩ đã xác nhận qua xét nghiệm máu rằng bạn đã loại bỏ được siêu vi khuẩn khỏi cơ thể và phát triển các kháng thể bảo vệ (HBsAb+), bạn sẽ được bảo vệ khỏi bất kỳ bệnh viêm gan B nào trong tương lai và không còn có thể lây sang người khác nữa.


Tôi phải làm gì nếu tôi được chẩn đoán bị viêm gan B mạn tính?
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B trong thời gian dài hơn 6 tháng, điều này cho thấy bạn bị nhiễm viêm gan B mạn tính. Bạn nên đặt hẹn với bác sĩ chuyên khoa về gan, bác sĩ chuyên khoa dạ dày-ruột, hoặc bác sĩ gia đình quen thuộc với viêm gan B. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và có thể siêu âm gan để đánh giá mức độ hoạt hóa của siêu vi khuẩn viêm gan B trong cơ thể bạn, và để theo dõi tình trạng sức khỏe của gan. Bác sĩ có thể sẽ muốn gặp bạn ít nhất một hoặc hai lần một năm để theo dõi tình trạng viêm gan B của bạn và xác định xem bạn được lợi gì từ việc điều trị hay không.

Tất cả những người bị bệnh mạn tính nên gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm một lần (hoặc thường xuyên hơn) để chăm sóc theo dõi y tế thường xuyên, bất kể họ có bắt đầu điều trị hay không. Ngay cả khi siêu vi khuẩn đang trong giai đoạn ít hoạt động hơn với tổn thương phát sinh ít hoặc không có, tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian, đó là lý do vì sao theo dõi thường xuyên là điều rất quan trọng.

Hầu hết những người bị bệnh viêm gan B mạn tính có thể vẫn sống lâu và khỏe mạnh. Sau khi bạn được chẩn đoán bị viêm gan B mạn tính, siêu vi khuẩn có thể tồn tại trong máu và gan suốt đời. Điều quan trọng là phải biết rằng bạn có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác, ngay cả khi bạn không cảm thấy bị ốm. Đây là lý do vì sao việc bạn phải đảm bảo tất cả những người tiếp xúc gần gũi trong hộ gia đình và bạn tình đều được chủng ngừa viêm gan B là rất quan trọng.

Tiến hành xét nghiệm nào để theo dõi tình trạng viêm gan B của tôi?
Các xét nghiệm thường gặp được bác sĩ sử dụng để theo dõi tình trạng viêm gan B bao gồm loạt xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B, xét nghiệm chức năng gan (ALT, AST), kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg), kháng thể e viêm gan B (HBeAb), định lượng DNA viêm gan B (tải siêu vi khuẩn), và xem xét hình ảnh gan (siêu âm, FibroScan [Đo độ đàn hồi Thoáng qua] hoặc chụp CT).


Có phương pháp chữa trị cho viêm gan B mạn tính không?
Hiện nay, không có phương pháp chữa trị viêm gan B mạn tính, nhưng tin vui là có các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm diễn tiến bệnh gan ở người bị bệnh mạn tính bằng cách làm chậm siêu vi khuẩn. Nếu có ít siêu vi khuẩn viêm gan B được sản sinh hơn, thì gan sẽ ít bị tổn thương hơn. Đôi khi các loại thuốc này còn có thể loại bỏ được siêu vi khuẩn, mặc dù điều này không thường gặp.

Với những nghiên cứu thú vị mới, có rất nhiều hy vọng sẽ tìm ra một phương pháp chữa trị cho viêm gan B mạn tính trong tương lai gần.Vào trang mạng Drug Watch (Theo dõi Thuốc) của chúng tôi để xem danh sách các thuốc triển vọng khác đang được phát triển.


Có bất kỳ thuốc được phê duyệt nào để điều trị viêm gan B mạn tính không?
Các phương pháp điều trị viêm gan B hiện tại thuộc hai loại, thuốc kháng siêu vi khuẩn và tác nhân điều biến miễn dịch:

Thuốc Kháng siêu vi khuẩn - Đây là những loại thuốc làm chậm hoặc ngăn chặn siêu vi khuẩn viêm gan B, làm giảm viêm và tổn thương gan. Các thuốc này được dùng dưới dạng viên nén mỗi ngày một lần trong ít nhất 1 năm, và thường trong thời gian dài hơn. Có 6 thuốc kháng siêu vi khuẩn được FDA phê duyệt, nhưng chỉ có ba thuốc kháng siêu vi khuẩn ưu tiên nhất là phương pháp điều trị được khuyến cáo: tenofovir disoproxil (Viread/TDF), tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF) và Entecavir (Baraclude). Các thuốc kháng siêu vi khuẩn ưu tiên nhất được khuyến cáo vì chúng an toàn hơn và hiệu quả nhất. Các thuốc này cũng có tính chất kháng thuốc tốt hơn các thuốc kháng siêu vi khuẩn cũ hơn, nghĩa là khi dùng theo chỉ định toa thuốc, sẽ ít có khả năng đột biến và kháng thuốc hơn. Tính chất kháng thuốc tích lũy khiến cho việc điều trị và kiểm soát siêu vi khuẩn khó hơn.

Thuốc Điều chỉnh miễn dịch - Đây là các thuốc tăng cường hệ miễn dịch để giúp kiểm soát siêu vi khuẩn viêm gan B. Các thuốc này được tiêm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Các thuốc thường được kê toa nhất bao gồm interferon alfa-2b (Intron A) và PEG interferon (Pegasys). Đây là phương pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo cho bệnh nhân đồng thời bị nhiễm viêm gan D.

Các thuốc này có phải là “phương pháp chữa trị” cho viêm gan B mạn tính không?

Mặc dù các thuốc này không phải phương pháp chữa trị đầy đủ, các thuốc hiện tại sẽ làm chậm siêu vi khuẩn và làm giảm nguy cơ bị bệnh gan nghiêm trọng hơn sau này trong đời. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn chỉ trong vài tháng vì tổn thương gan do siêu vi khuẩn bị làm chậm lại, hoặc thậm chí hồi phục trong một số trường hợp, khi dùng lâu dài. Thuốc kháng siêu vi khuẩn không nên được dùng ngắt quãng, vì vậ nên một đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ có kiến thức là rất quan trọng trước khi bắt đầu điều trị viêm gan B mạn tính.


Nếu tôi bị nhiễm viêm gan B mạn tính, tôi có nên dùng thuốc không?
Điều quan trọng là phải hiểu rằng không phải ai bị viêm gan B mạn tính cũng phải dùng thuốc. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc liệu pháp thuốc có thích hợp với bạn không. Cho dù bạn và bác sĩ quyết định bạn có nên bắt đầu điều trị hay không, bạn cần phải thường xuyên gặp bác sĩ chuyên khoa về gan hoặc bác sĩ có kiến thức về viêm gan B.


Dùng các thuốc thảo mộc hoặc chất bổ sung để điều trị viêm gan B có an toàn không?
Nhiều người quan tâm đến việc dùng thuốc thảo mộc hoặc chất bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch và giúp gan khỏe hơn. Vấn đề là không có quy định cho các công ty sản xuất các sản phẩm này, nghĩa là không có kiểm tra nghiêm ngặt về tính an toàn hoặc độ tinh khiết. Do đó chất lượng của thuốc thảo mộc hoặc chất bổ sung vitamin có thể không đồng đều. Ngoài ra, một số thuốc thảo mộc có thể gây trở ngại cho các thuốc theo toa để điều trị viêm gan B hoặc các tình trạng khác; một số thuốc còn có thể làm tổn thương gan. Các thuốc thảo mộc này sẽ không chữa trị được viêm gan B mạn tính.

Có rất nhiều công ty đưa ra lời hứa hẹn giả dối trên Internet và mạng xã hội về sản phẩm của họ. Các tuyên bố trên mạng và những lời chứng thực của bệnh nhân trên Facebook là giả mạo và được sử dụng để lừa mọi người mua các loại thuốc thảo mộc và chất bổ sung đắt tiền. Hãy nhớ rằng, nếu nghe mà bở quá thì chắc là giả.

Dưới đây là các nguồn thông tin đáng tin cậy về thảo mộc và thuốc thay thế. Thông tin này dựa trên bằng chứng khoa học, chứ không phải là lời hứa hẹn giả dối. Kiểm tra xem liệu các hoạt chất trong các thuốc thảo mộc hay chất bổ sung của bạn có thật và an toàn cho gan không. Điều quan trọng nhất là phải bảo vệ gan khỏi bất kỳ tổn thương hay tổn hại nào nữa.


Có những lời khuyên nào để giữ gan khỏe mạnh cho những người sống chung với viêm gan B mạn tính?

Những người sống chung với viêm gan B mạn tính có thể cần hoặc không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng có rất nhiều điều khác mà bệnh nhân có thể làm để bảo vệ gan và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là danh sách 10 lựa chọn lành mạnh hàng đầu mà bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay!

  • Lên lịch thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa về gan hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giữ sức khỏe của bạn và sức khỏe của gan.
  • Đi tiêm vắc-xin viêm gan A để tự bảo vệ mình khỏi một loại siêu vi khuẩn khác tấn công vào gan.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc vì cả hai đều sẽ làm tổn thương gan, vốn đã bị siêu vi khuẩn viêm gan B làm tổn thương.
  • Trao đổi với nhà cung cấp của bạn trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc thảo mộc hoặc chất bổ sung vitamin nào vì một số chất này có thể gây trở ngại cho các thuốc theo toa điều trị viêm gan B hoặc thậm chí làm tổn thương gan của bạn.
  • Kiểm tra với dược sĩ về bất kỳ thuốc mua không cần toa nào (ví dụ: acetaminophen, paracetamol) hoặc thuốc theo toa không dùng để điều trị viêm gan B trước khi dùng để đảm bảo chúng an toàn cho gan vì nhiều thuốc trong số này được xử lý qua gan.
  • Tránh hít phải hơi bốc lên từ sơn, chất pha loãng sơn, keo, chất làm vệ sinh trong hộ gia đình, chất tẩy sơn móng, và các hóa chất có khả năng độc hại khác có thể làm tổn thương gan.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, cá và thịt nạc, và nhiều rau. “Rau thuộc họ cải” nói riêng – cải bắp, bông cải xanh, súp lơ -- đã được chứng minh là giúp bảo vệ gan chống lại các hóa chất môi trường.
  • Tránh ăn động vật có vỏ sống hoặc tái (ví dụ: ngao, trai, hàu, sò điệp) vì chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus, rất độc hại cho gan và có thể gây ra nhiều tổn thương.
  • Kiểm tra các dấu hiệu nấm mốc trên hạt, ngô, ngũ cốc, lạc, cao lương, và kê trước khi dùng các thực phẩm này. Nấm mốc có nhiều khả năng là vấn đề nếu thực phẩm được bảo quản trong điều kiện ẩm ướt và không được niêm phong thích đáng. Nếu có nấm mốc thì thực phẩm có thể bị nhiễm “aflatoxin”, được biết là một yếu tố nguy cơ cho ung thư gan.
  • Giảm tải cho gan bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và nghỉ ngơi nhiều.
  • Hãy nhớ rằng mọi thứ bạn ăn, uống, thở, hoặc hấp thụ qua da cuối cùng đều được lọc bởi gan. Vì vậy, hãy bảo vệ gan và sức khỏe của bạn!

 

Tôi có thể hiến máu nếu tôi bị viêm gan B không?
Không. Ngân hàng máu sẽ không chấp nhận máu bị phơi nhiễm viêm gan B, ngay cả khi bạn đã bình phục sau khi bị nhiễm bệnh cấp tính.

 

Living with Hepatitis B

Will I recover from a hepatitis B infection?
Most healthy adults who are newly infected will recover without any problems. But babies and young children may not be able to successfully get rid of the virus.

Adults – 90% of healthy adults will get rid of the virus and recover without any problems; 10% will develop chronic hepatitis B.
Young Children – Up to 50% of young children between 1 and 5 years who are infected will develop a chronic hepatitis B infection.
Infants – 90% will become chronically infected; only 10% will be able to get rid of the virus.


What is the difference between an "acute" and a "chronic" hepatitis B infection?
A hepatitis B infection is considered to be “acute” during the first 6 months after being exposed to the virus. This is the average amount of time it takes to recover from a hepatitis B infection.
If you still test positive for the hepatitis B virus (HBsAg+) after 6 months, you are considered to have a "chronic" hepatitis B infection, which can last a lifetime.


Will I become sick if I have acute hepatitis B?
Hepatitis B is considered a "silent infection” because it often does not cause any symptoms. Most people feel healthy and do not know they have been infected, which means they can unknowingly pass the virus on to others. Other people may have mild symptoms such as fever, fatigue, joint or muscle pain, or loss of appetite that are mistaken for the flu.

Less common but more serious symptoms include severe nausea and vomiting, yellow eyes and skin (called “jaundice”), and a swollen stomach - these symptoms require immediate medical attention and a person may need to be hospitalized.


How will I know when I have recovered from an "acute" hepatitis B infection?
Once your doctor has confirmed through a blood test that you have gotten rid of the virus from your body and developed the protective antibodies (HBsAb+), you will be protected from any future hepatitis B infection and are no longer contagious to others.


What should I do if I am diagnosed with chronic hepatitis B?
If you test positive for the hepatitis B virus for longer than 6 months, this indicates that you have a chronic hepatitis B infection. You should make an appointment with a hepatologist (liver specialist), gastroenterologist, or family doctor who is familiar with hepatitis B. The doctor will order blood tests and possibly a liver ultrasound to evaluate how active the hepatitis B virus is in your body, and to monitor the health of your liver. Your doctor will probably want to see you at least once or twice a year to monitor your hepatitis B and determine if you would benefit from treatment.
All chronically infected people should be seen by their doctor at least once a year (or more frequently) for regular medical follow-up care, whether they start treatment or not. Even if the virus is in a less active phase with little or no damage occurring, this can change with time, which is why regular monitoring is so important.

Most people chronically infected with hepatitis B can expect to live long, healthy lives. Once you are diagnosed with chronic hepatitis B, the virus may stay in your blood and liver for a lifetime. It is important to know that you can pass the virus along to others, even if you don’t feel sick. This is why it’s so important that you make sure that all close household contacts and sex partners are vaccinated against hepatitis B.

What tests will be used to monitor my hepatitis B?
Common tests used by doctors to monitor your hepatitis B include the hepatitis B blood panel, liver function tests (ALT, AST), hepatitis B e-Antigen (HBeAg), hepatitis B e-Antibody (HBeAb), hepatitis B DNA quantification (viral load), and an imaging study of the liver (ultrasound, FibroScan [Transient Elastography] or CT scan).


Is there a cure for chronic hepatitis B?

Right now, there is no cure for chronic hepatitis B, but the good news is there are treatments that can help slow the progression of liver disease in chronically infected persons by slowing down the virus. If there is less hepatitis B virus being produced, then there is less damage being done to the liver. Sometimes these drugs can even get rid of the virus, although this is not common.

With all of the new exciting research, there is great hope that a cure will be found for chronic hepatitis B in the near future. Visit our Drug Watch for a list of other promising drugs in development.


Are there any approved drugs to treat chronic hepatitis B?

Current treatments for hepatitis B fall into two general categories, antivirals and immune modulators:

Antiviral Drugs - These are drugs that slow down or stop the hepatitis B virus, which reduces the inflammation and damage to the liver. These are taken as a pill once a day for at least 1 year, usually longer. There are 6 U.S. FDA approved antivirals, but only three first-line antivirals are recommended treatments: tenofovir disoproxil (Viread/TDF), tenofovir alafenamide (Vemlidy/TAF) and Entecavir (Baraclude). First-line antivirals are recommended because they are safer and most effective. They also have a better resistance profile than older antivirals, which means that when they are taken as prescribed, there is less chance of mutation and resistance. Building resistance makes it harder to treat and control the virus.

Immunomodulator Drugs - These are drugs that boost the immune system to help control the hepatitis B virus. They are given as injections over 6 months to 1 year. The most commonly prescribed include interferon alfa-2b (Intron A) and pegylated interferon (Pegasys). This is the only recommended treatment for patients coinfected with hepatitis delta.

Do these drugs provide a “cure” for chronic hepatitis B?

Although they do not provide a complete cure, current medications will slow down the virus and decrease the risk of more serious liver disease later in life. This results in patients feeling better within a few months because liver damage from the virus is slowed down, or even reversed in some cases, when taken long-term. Antivirals are not meant to be stopped and started, which is why a thorough evaluation by a knowledgeable doctor is so important before beginning treatment for chronic HBV.


If I have a chronic hepatitis B infection, should I be on medication?
It is important to understand that not every person with chronic hepatitis B needs to be on medication. You should talk to your doctor about whether you are a good candidate for drug therapy. Whether you and your doctor decide you should start treatment or not, you should be seen regularly by a liver specialist or a doctor knowledgeable about hepatitis B.


Is it safe to take herbal remedies or supplements for my hepatitis B infection?
Many people are interested in using herbal remedies or supplements to boost their immune systems and help their livers. The problem is that there is no regulation of companies manufacturing these produces, which means there is no rigorous testing for safety or purity. So, the quality of the herbal remedy or vitamin supplement may be different from bottle to bottle. Also, some herbal remedies could interfere with your prescription drugs for hepatitis B or other conditions; some can even actually damage your liver. These herbal remedies will not cure a chronic hepatitis B infection.

There are many companies that make false promises on the Internet and through social media about their products. Online claims and patient testimonials on Facebook are fake and are used to trick people into buying expensive herbal remedies and supplements. Remember, if it sounds too good to be true, then it’s probably not true.

Below are reliable sources of information about herbs and alternative medicines. This information is based on scientific evidence, not false promises. Check whether the active ingredients in your herbal remedies or supplements are real and safe for your liver. The most important thing is to protect your liver from any additional injury or harm.


What healthy liver tips are there for those living with chronic hepatitis B?
People living with chronic hepatitis B infection may or may not need drug treatment. But there are many other things patients can do to protect their liver and improve their health. Below is our list of the top 10 healthy choices that can be started today!

  • Schedule regular visits with your liver specialist or health care provider to stay on top of your health and the health of your liver.
  • Get the Hepatitis A vaccine to protect yourself from another virus that attacks the liver.
  • Avoid drinking alcohol and smoking since both will hurt your liver, which is already being injured by the hepatitis B virus.
  • Talk to your provider before starting any herbal remedies or vitamin supplements because some could interfere with your prescribed hepatitis B drugs or even damage your liver.
  • Check with your pharmacist about any over-the-counter drugs (e.g. acetaminophen, paracetamol) or non-hepatitis B prescription drugs before taking them to make sure they are safe for your liver since many of these drugs are processed through your liver. 
  • Avoid inhaling fumes from paint, paint thinners, glue, household cleaning products, nail polish removers, and other potentially toxic chemicals that could damage your liver. 
  • Eat a healthy diet of fruit, whole grains, fish and lean meats, and lot of vegetables. “Cruciferous vegetables” in particular -- cabbage, broccoli, cauliflower -- have been shown to help protect the liver against environmental chemicals. 
  • Avoid eating raw or undercooked shellfish (e.g. clams, mussels, oysters, scallops) because they could be contaminated with bacteria called Vibrio vulnificus, which is very toxic to the liver and could cause a lot of damage.
  • Check for signs of mold on nuts, maize, corn, groundnut, sorghum, and millet before using these foods. Mold is more likely to be a problem if food is stored in damp conditions and not properly sealed. If there is mold, then the food could be contaminated by “aflatoxins,” which are a known risk factor for liver cancer.
  • Reduce your stress levels by eating healthy foods, exercising regularly, and getting plenty of rest. 
  • Keep in mind everything you eat, drink, breathe, or absorb through the skin is eventually filtered by the liver. So, protect your liver and your health!


Can I donate blood if I have hepatitis B?

No. The blood bank will not accept any blood that has been exposed to hepatitis B, even if you have recovered from an acute infection.